Xác định mất thai ở bò với 4 bước đơn giản
Các nhà chăn nuôi đều hãi khi đột nhiên phát hiện con bò mình đã chửa nhưng nay lại như bò chờ phối giống. Đây không chỉ là một cảm giác chán nản, mà việc mất thai của con bò của họ có thể gây tai vạ cho tài chính lâu dài.Tổn thất đến từ việc sản xuất sữa giảm, tỷ lệ loại bỏ tăng, chi phí tinh dịch, chi phí thú y và bò quá điều hòa. Những chi phí này được kết hợp với việc giảm khả năng tiêu hủy bò, bán bò cái, nuôi đàn trong nội bộ, ít bê sinh ra mỗi năm và tăng rủi ro sức khỏe của đàn bò do có khả năng cần mua bò.
Theo Alan Ealy, giáo sư sinh học sinh sản tại Trường cao đẳng Virginia Tech, vô sinh bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi chất của việc tiết sữa, nơi bò chuyển nguồn dinh dưỡng sang sản xuất sữa thay cho buồng trứng và tử cung để thụ thai và mang thai. Điều này đôi khi có thể làm cho việc duy trì thai kỳ khó đạt được.
Để có thể đạt được tỉ lệ mang thai tốt hơn sau mỗi lần thụ tinh, Ealy đưa ra những lời khuyên này cho bạn trong Tạo chí “Đường ống sữa – Dairy Pipelin” – số tháng 9 vừa qua và bạn có thể ứng dụng ngay lập tức.

1. Xây dựng và tuân theo quy trình chuẩn để phát hiện động dục từ 17 đến 24 ngày sau khi thụ tinh.
2. Chẩn đoán mang thai vào ngày 28 đến 35. Điều này sẽ cho phép at đồng pha lại – re-synchronize – và phối giống lại.
3. Đừng quên theo dõi hoạt động động dục ở những con bò đang mang thai vào ngày 28-35. Quan sát động dục tích cực có thể không thể làm được, nhưng khuyến khích sử dụng các dấu hiệu ở đầu đuôi (tail-head) hoặc máy theo dõi hành vi để xác định được những con bò cái mang thai sẽ sẩy.
4. Kiểm tra lại những con bò đang mang thai một lần nữa vào khoảng ngày 60 của thai kỳ. Gần như tất cả các mất mát dự kiến sẽ xảy ra vào thời điểm này, vì vậy bạn có thể xác định và đồng pha lại và phối giống cho các con bò tái động dục.
Võ Văn Sự
Viện Chăn nuôi
Lưu ý nhỏ: Nội dung trên website được tổng hợp từ nhiều nguồn tin khác nhau. Nếu có bất kỳ tranh chấp nội dung liên quan tới bản quyền, vui lòng gửi E-mail tới: vieclamchannuoi@gmail.com hoặc gọi: 0949.339.222. Chân thành cảm ơn!
Bài viết cùng ch đề:
-
Những điều cần biết khi nuôi heo nái
-
9 dấu hiệu để nhận biết giống gà tốt trong chăn nuôi
-
Mẹo hay mách bạn: Heo nái mất sữa và cách điều trị
-
Kỹ thuật nuôi cá Koi: các vấn đề thường gặp phải với người mới và 8 cách giải quyết chúng
-
Kiêng kỵ đối với gia súc: 5 loại thức ăn này rất dễ gây ngộ độc cho bò
-
Quy trình kiểm soát dịch bệnh và quản lý thức ăn cho cá trê vàng
-
Cách bổ sung canxi cho gà đẻ cao sản?
-
Khi nào lợn dễ bị bệnh nhất? Nguyên nhân khiến dịch bệnh phát triển mạnh
-
Heo nái bị táo bón, nguyên nhân và cách phòng tránh
-
Heo bị ho, làm thế nào để ngăn chặn nó?
-
Mẹo nuôi gà: vai trò lót cát cho chuồng gà
-
Hướng dẫn cách nuôi bồ câu thả rông
-
Bí quyết nuôi lợn cho lợn ăn những thứ này, vừa tiết kiệm tiền lại béo lên!
-
8 mẹo quản lý việc nuôi lươn ở nhiệt độ cao vào mùa hè
-
Kinh nghiệm và phương pháp nuôi tôm cảnh ít ốm bệnh
-
Kĩ thuật nuôi dê và phòng bệnh cho dê