Lợi ích của việc tiêm chủng là gì? Quy trình và một số lưu ý

1381 lượt xem

Nhờ sự phát triển của nền y học thế giới, ngày nay chúng ta có thể chủ động phòng chống, điều trị các bệnh truyền nhiễm hiệu quả hơn. Trong đó, một trong những biện pháp phòng bệnh được tin dùng đó là tiêm chủng. Trên thực tế, khá nhiều người còn chưa nắm được lịch tiêm phòng phù hợp cũng như những điều cần biết trước và sau khi đi tiêm vắc xin.

24/08/2020 | Ưu đãi Gói tiêm chủng dành cho phụ nữ chuẩn bị mang thai tại MEDLATEC19/07/2020 | Tác dụng của vắc xin phế cầu và lịch tiêm chủng cho bé11/11/2019 | Các mũi tiêm vắc xin phổ biến và địa chỉ tiêm chủng uy tín hàng đầu hiện nay

1. Tìm hiểu về tiêm chủng

Ngày nay, chúng ta đã ý thức được sự quan trọng của việc tiêm phòng bệnh và chủ động đi tiêm chủng các loại vắc xin cần thiết đối với cơ thể. Đây là một trong những việc làm cần thiết trong quá trình chăm sóc sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

tiêm chủng có lợi đối với sức khỏe con người, đặc biệt là tiêm phòng vắc xin

Một trong những biện pháp phòng bệnh được áp dụng rộng rãi đó là tiêm chủng.

Tiêm phòng giúp đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật. Vắc xin giúp tăng khả năng sản sinh kháng nguyên chống lại sự hình thành, phát triển của một số bệnh. Các kháng thể này đóng vai trò vô cùng quan trọng, chúng giống như một lớp lá chắn bảo vệ sức khỏe mỗi người khỏi sự tấn công, đe dọa của vi rút gây bệnh. Nhìn chung, sau khi tiêm vắc xin, cơ thể của bạn có khả năng chống lại sự đe dọa của vi rút trong một thời gian dài. Việc tiêm chủng không bắt buộc mà dựa trên sự tự nguyện của người được tiêm.

2. Lợi ích của việc tiêm chủng là gì?

Hiểu được nguyên lý hoạt động của vắc xin trong cơ thể, có lẽ bạn đã phần nào nắm được lợi ích tuyệt vời của việc tiêm phòng đối với sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về chính xác, cụ thể về vai trò của việc tiêm phòng bệnh là gì?

Không thể phủ nhận rằng sự ra đời của vắc xin giúp kiểm soát tình hình bệnh tật tốt hơn, chúng ta hoàn toàn có thể phòng bệnh, ngăn ngừa quá trình lây lan của nhiều bệnh truyền nhiễm.

tiêm chủng để phòng ngừa những căn bệnh truyền nhiễm

Trên thực tế, tiêm phòng vắc xin đem lại những lợi ích to lớn cho mỗi cá nhân và cả cộng đồng.

Trên thực tế, khi đi tiêm chủng, không chỉ bản thân chúng ta được bảo vệ mà cả cộng đồng cũng thu được những lợi ích to lớn. Chính vì thế, đừng chủ quan và bỏ qua việc đi tiêm phòng bệnh bạn nhé!

2.1. Lợi ích đối với mỗi người

Ngày nay, ngay từ khi còn nhỏ chúng ta đã được tiêm đầy đủ các loại vắc xin cần thiết. Nhờ vậy, tỷ lệ người mắc các loại bệnh như: ho gà, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, rubella hoặc sởi, quai bị có dấu hiệu giảm mạnh. Được bảo vệ sức khỏe từ bé tới lớn, trẻ nhỏ có cơ hội phát triển toàn diện, đảm bảo sức khỏe ổn định, hạn chế nguy cơ mắc bệnh, gây ảnh hưởng tới thể chất cũng như trí não.

Không những vậy, sau khi tiến hành tiêm phòng bệnh, chúng ta thấy rõ ràng trẻ nhỏ sẽ giảm tỉ lệ đối mặt với nguy cơ bị biến chứng, dị tật hoặc tử vong. Đây là dấu hiệu cực kỳ đáng mừng.

tiêm chủng đặc biệt cần thiết đối với tất cả mọi người

Trẻ em ít khi phải đối mặt với biến chứng, dị tật nguy hiểm sau khi tiêm phòng vắc xin.

Nếu không may mắc bệnh, tình trạng của bạn được kiểm soát, từ đó việc điều trị trở nên dễ dàng hơn, khả năng phục hồi cao hơn. Như vậy, bạn vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí điều trị so với những người không hề tiêm phòng.

2.2. Lợi ích đối với toàn xã hội

Thực sự, việc chủ động tiêm chủng đem lại những lợi ích tuyệt vời cho cả một cộng đồng. Đầu tiên, tỷ lệ người mắc bệnh giảm đáng kể, có thể nói, chất lượng sức khỏe cộng đồng được cải thiện rõ rệt. Đồng thời, giảm khả năng lây lan bệnh trong xã hội, hạn chế nguy cơ gặp biến chứng hoặc là tử vong.

Nếu như đã phòng ngừa bệnh tốt, người dân không phải tiêu tốn quá nhiều tiền bạc vào việc điều trị, chữa bệnh. Như vậy, chất lượng đời sống cũng có dấu hiệu gia tăng, không còn quá nhiều hộ nghèo, khốn đốn vì thiếu tiền điều trị bệnh.

3. Quy trình tiêm chủng hiện nay

Bên cạnh việc tìm hiểu lợi ích khi tiêm phòng bệnh đầy đủ, chúng ta cũng quan tâm tới quy trình tiêm chủng. Có thể nói, nắm được quy trình, bạn sẽ thực hiện đúng, đầy đủ, tăng hiệu quả phòng bệnh của các loại vắc xin, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho chúng ta.

tiêm chủng cần có sự hỗ trợ của bác sĩ

Quy trình tiêm chủng gồm 3 phần chính.

Thông thường, quá trình tiêm phòng gồm 3 phần chính, đó là khám sàng lọc trước khi tiêm, tiến hành tiêm phòng bệnh và theo dõi sau khi chích vắc xin. Tốt nhất, bạn không nên bỏ qua bất cứ bước nào, các bác sĩ đều có lý do khi xây dựng nên quy trình kể trên.

Trong đó, khám sàng lọc đóng vai trò hết sức quan trọng, bác sĩ sẽ nắm được tình trạng sức khỏe của bạn, liệu cơ thể có phù hợp với loại vắc xin đó hay không? Việc này nhằm giữ sự an toàn sức khỏe, giúp thuốc vắc xin phát huy tối đa tác dụng.

Sau khi tiêm phòng xong, chúng ta nên nán lại tại cơ sở y tế khoảng 30 phút – 60 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu như có bất cứ biểu hiện lạ nào, các tác dụng phụ nào, các bác sĩ sẽ nhanh chóng, kịp thời xử lý.

4. Bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ nào sau khi tiêm?

Trên thực tế, chúng ta không thể tránh khỏi một vài tác dụng phụ sau khi đi tiêm chủng. Trong tình huống này, đầu tiên bạn hãy giữ tâm lý bình tĩnh, nhanh chóng đi tới cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng này thực sự nghiêm trọng. Chúng ta không nên tự ý xử lý, điều này có thể đe dọa tới sức khỏe và cả tính mạng của mỗi người.

tiêm chủng có thể gặp phải tác dụng phụ

Sau khi tiêm vắc xin, chúng ta có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn.

Vậy sau khi tiêm phòng, bạn có nguy cơ đối mặt với tác dụng phụ như thế nào? Đa số mọi người, nhất là các em bé chỉ gặp phải những triệu chứng nhẹ và không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Đó có thể là tình trạng: sưng, đau ở quanh khu vực tiêm, sốt nhẹ, trẻ quấy khóc nhiều hơn so với bình thường.

Những vấn đề này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, bạn chỉ cần theo dõi, chú ý chăm sóc cẩn thận và không cần quá lo lắng.

Trong khi đó, chúng ta lưu ý 1 số triệu chứng sau tiêm chủng. Một số triệu chứng nhẹ như: sưng, đau hoặc chỗ tiêm bị đỏ, thường sẽ có thêm triệu chứng sốt nhẹ, mệt, giảm ăn,… Đây là những triệu chứng bình thường. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng nặng thì cần đưa đi bệnh viện để được xử lý ngay. Các triệu chứng nặng có thể kể đến như:

  • Sốc phản vệ.

  • Sốt co giật.

  • Khó thở.

  • Tím tái,…

Bài viết đã cung cấp những thông tin cực kỳ bổ ích về việc tiêm chủng đối với mọi đối tượng. Bạn nên trang bị kiến thức cơ bản trước, trong và sau khi đi tiêm phòng bệnh. Như vậy, vắc xin sẽ phát huy tới đa tác dụng, phòng bệnh tốt nhất, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho mỗi người. Có thể nói, chủ động tiêm phòng vắc xin là vô cùng cần thiết.

Lưu ý nhỏ: Nội dung trên website được tổng hợp từ nhiều nguồn tin khác nhau. Nếu có bất kỳ tranh chấp nội dung liên quan tới bản quyền, vui lòng gửi E-mail tới: vieclamchannuoi@gmail.com hoặc gọi: 0924.899.333. Chân thành cảm ơn!