Lợi ích từ việc quản lý heo nái đẻ theo nhóm 3 tuần
Việc xây dựng hệ thống chu chuyển đàn để quản lý nái đẻ theo nhóm 3 tuần giúp tối đa công suất chuồng trại chăn nuôi, tránh quá tải về mật độ, tăng tình trạng sức khỏe và sự đồng đều của đàn vật nuôi. Hệ thống quản lý này phổ biến ở Châu Âu và hiện tại đang được áp dụng tại các trang trại lớn.
Trên thực tế, việc xây dựng hệ thống quản lý đàn nái theo nhóm 3 tuần tại các trang trại đang ngày càng được áp dụng rộng rãi, vì nó có thể giúp giảm bớt công chăm sóc, quản lý và đặc biệt là tăng năng suất cho trại. Hệ thống này rất dễ quản lý, nó hoạt động theo chu kỳ cố định 21 tuần, trong đó 7 nhóm nái được phối mỗi 3 tuần. Những nái lên giống lại hay phối không đậu sẽ dễ dàng được đưa vào nhóm tiếp theo, các khu đẻ được nhập heo lại sau mỗi 6 tuần và thời gian nuôi con tiêu chuẩn là 28 ngày.
Sơ đồ hệ thống quản lý 7 nhóm nái đẻ đồng loạt, 3 tuần/nhóm (thời gian lên giống 5 ngày, mang thai 114 ngày, nuôi con 28 ngày)
Cơ cấu chuồng trại để quản lý 7 nhóm nái đẻ đồng loạt, 3 tuần/nhóm: cần 2 dãy chuồng đẻ, 3 chuồng cai sữa, 5 chuồng heo thịt và điều kiện quan trọng là từng nhóm nái phải phối và lên giống đồng loạt.
Làm thế nào để nái lên giống đồng loạt?
- Nái phải chung nguồn gốc.
- Cần có bác sỹ thú y tư vấn những phương pháp để giúp nái lên giống và đẻ đồng loạt.
- Chú ý việc cai sữa nái cùng lúc và cẩn thận sử dụng prostaglandin gây đẻ sớm hơn 2, 3 ngày để rút ngắn khoảng thời gian của đợt đẻ, tránh việc nái đẻ vào cuối tuần.
Do đó, việc thiết lập hệ thống quản lý nái đẻ theo nhóm 3 tuần cần được lập kế hoạch cụ thể và tổ chức công việc phù hợp. Trong vòng quay 3 tuần, mỗi tuần trong chu kỳ đều có 1 công việc đặc biệt và có thể có nhiều hay ít hoạt động hơn.
- Tuần 1 “Phối giống”: Từ thứ 2 đến thứ 4.
- Tuần 2 “Đẻ”: từ thứ 4 đến thứ 6.
- Tuần 3 “Cai sữa”: cai sữa vào thứ 5.
Lưu ý, những hậu bị mới nhập về cần được cách ly khoảng 1 tháng trước khi đưa vào phối giống để đảm bảo an toàn sinh học cho đàn vật nuôi tại trại.
Vậy lợi ích của việc quản lý nái đẻ theo nhóm 3 tuần là gì?
- Tiết giảm nhân công.
- Quản lí vắc-xin và chăn nuôi cùng vào – cùng ra (all in – all out) hiệu quả.
- Nâng cao quản lý an toàn dịch bệnh.
Để có thể xây dựng và quản lý đàn nái hiệu quả, khách hàng cần được tư vấn và thực hiện chính xác những hướng dẫn để đạt được năng suất và lợi nhuận cao nhất từ đàn vật nuôi.
Kỹ thuật Anova Feed
Nguồn: Anova
Lưu ý nhỏ: Nội dung trên website được tổng hợp từ nhiều nguồn tin khác nhau. Nếu có bất kỳ tranh chấp nội dung liên quan tới bản quyền, vui lòng gửi E-mail tới: vieclamchannuoi@gmail.com hoặc gọi: 0924.899.333. Chân thành cảm ơn!
-
Hỏi đáp: Sau khi tiêm vaccine Covid-19 cần chú ý gì?
-
Vắc – xin là gì? Tầm quan trọng của vaccin
-
Chu kỳ, hệ số lứa đẻ và ảnh hưởng của nó đến năng suất heo nái
-
Phương thức vỗ béo bò thịt
-
Lợi ích của việc tiêm chủng là gì? Quy trình và một số lưu ý
-
Tìm hiểu về gà tre và những giống gà tre phổ biến hiện nay
-
Gà Tây là gà gì? Tìm hiểu 10 giống gà tây phổ biến hiện nay
-
Tìm hiểu về 12 tập tính của chim Trĩ để nuôi năng suất hơn
-
9 dấu hiệu để nhận biết giống gà tốt trong chăn nuôi
-
Những lưu ý khi sử dụng đèn sưởi hồng ngoại trong chăn nuôi
-
5 nguyên nhân heo con bị tiêu chảy và cách điều trị
-
Giải pháp chăn nuôi khoa học
-
Cách nhận biết, phòng và điều trị 25 căn bệnh phổ biến của gà
-
Gà Lương Phượng là gà gì?
-
Có nên cho chó ngủ chung phòng hoặc ngủ chung với người?
-
Công thức thức ăn cho lợn lớn-lợn xuất chuồng