Khát nhân lực nghề chăn nuôi và thú y
(Dân trí) – Hiện tại ở khu vực các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, ngành chăn nuôi – thú y đang rất cần nhân lực, mỗi năm khu vực này cần khoảng 1.500 lao động làm việc.
Ngày 17/5, Trường Cao đẳng Quảng Nam và Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu, chia sẻ định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên ngành chăn nuôi – thú y và ký kết hợp tác, cung cấp nguồn nhân lực cho ngành này.

Theo PGS.TS Vũ Thị Phương Anh – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quảng Nam, mục đích chương trình nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên của ngành chăn nuôi – thú y trong trường có cơ hội tiếp xúc, lắng nghe những chia sẻ thực tế từ những người quản lý, những người đang làm việc trong Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam.
Theo đó, sinh viên, học sinh có tâm lý ổn định với những thách thức cũng như cơ hội về ngành nghề mình đang học và sẽ theo đuổi sau khi ra trường. Đây là cơ hội của các em học sinh, sinh viên đang theo học ngành này tại trường.
Theo đại diện Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam, tại các tỉnh khu vực miền Trung – Tây Nguyên, mỗi năm công ty cần khoảng 1.500 lao động, làm việc chủ yếu là trong ngành chăn nuôi – thú y và cơ khí.
Khi được công ty tiếp nhận, mức lương khởi điểm của các em sinh viên cao đẳng từ 7,5 triệu đồng một tháng; chưa kể các khoản phụ cấp, hỗ trợ chuyên cần khác. Tổng thu nhập từ 12-15 triệu đồng/tháng.
Ký kết hợp tác với Trường Cao đẳng Quảng Nam, mỗi năm Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam có thể tiếp nhận từ 60-80 sinh viên của trường mới tốt nghiệp. Ngoài ra, công ty cũng đang rất cần các nguồn cung cấp nhân lực ở các trường cao đẳng, đại học khác ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quảng Nam khẳng định, đây là cơ hội rất tốt để sinh viên, học sinh của trường được trau dồi thêm kiến thức chuyên môn cũng như nguồn kiến thức xã hội để đáp ứng được yêu cầu công việc; thêm cơ hội thành công trong nghề nghiệp, trong tương lai.
Bên cạnh đó, giúp cho học sinh, sinh viên của trường có nhiều cơ hội tập huấn kỹ năng xin việc, tiếp cận với thị trường lao động và các nhà tuyển dụng lao động.
Đây cũng là bước chủ động để doanh nghiệp kết nối với nhà trường. Thông qua chương trình, nhà trường thấy được quá trình đào tạo phải bám sát vào thực tế để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp cũng có những ý kiến góp ý với nhà trường để có một chương trình giảng dạy phù hợp, nhằm giúp học sinh, sinh viên có thể áp dụng vào công việc sau này.
“Trường Cao đẳng Quảng Nam chú trọng việc hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo, thực tập và tuyển dụng. Ngay từ khi tuyển sinh viên, học sinh vào trường, nhà trường đã chú trọng đào tạo các em không chỉ giỏi về chuyên môn và phải có kỹ năng thật tốt, phong cách làm việc đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp”, PGS.TS Vũ Thị Phương Anh phát biểu.
Nguồn: Báo Dân Trí
Lưu ý nhỏ: Nội dung trên website được tổng hợp từ nhiều nguồn tin khác nhau. Nếu có bất kỳ tranh chấp nội dung liên quan tới bản quyền, vui lòng gửi E-mail tới: vieclamchannuoi@gmail.com hoặc gọi: 0924.899.333. Chân thành cảm ơn!
Bài viết cùng ch đề:
-
Giá heo ảm đạm, người chăn nuôi khó khăn
-
Giá heo hơi đang giảm dưới mức 48.000 đồng/ kg
-
Giá Thịt Heo Bao Giờ Tăng Trở Lại?
-
Các loại cám heo trên thị trường
-
Giá heo giống, lợn giống hôm nay bao nhiêu??
-
Giá heo hơi hôm nay 28/11: Dao động từ 51.000 đồng/kg đến 56.000 đồng/kg
-
Cuộc chiến Ukraina – Nga nguy cơ đẩy giá thức ăn chăn nuôi tăng cao trong năm 2022
-
Giá trứng ngoài chợ tăng vọt, chênh lệch khoảng 10.000 đồng/vỉ so với siêu thị
-
Thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam chỉ hơn 50.000 đồng/kg
-
Hà Nội: Ngành chăn nuôi trước tác động của dịch Covid-19
-
Nor-Feed: Chính thức đi vào hoạt động nhà máy sản xuất phụ gia tại Pháp
-
Đẩy mạnh chăn nuôi bò thịt thương phẩm
-
JBS mua lại công ty chế biến thịt lợn hàng đầu của Australia
-
Bã dứa đi Nhật Bản, lông gà, vịt tính đường vào EU
-
Thịt bò Úc được vỗ béo bằng hormone liệu có an toàn?
-
Giá dê thịt tăng cao, người nuôi có lời