Khắc phục tình trạng lợn bị còi xương, suy dinh dưỡng

1922 lượt xem

Chăn nuôi lợn đang đem lại nhuận kinh tế cao cho nông dân. Tuy nhiên trong quá trình chăn nuôi, lợn hay mắc phải một số bệnh. Một trong những bệnh ảnh hưởng tới phát triển đó là bệnh dinh dưỡng ở vật nuôi. Điển hình đó là lợn bị còi xương, suy dinh dưỡng do thiếu canxi.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con nhận biết sớm được tình trạng heo bị còi xương, suy dinh dưỡng. Và giúp bà con biết được cách khắc phục tình trạng này trên đàn lợn của gia đình.

Bệnh dinh dưỡng ở vật nuôi là gì

Bệnh dinh dưỡng ở vật nuôi là tập hợp của nhiều bệnh do nhiều nguyên nhân gây nhân. Biểu hiện của bệnh trực tiếp ảnh hưởng tới quá trình phát triển của vật nuôi. Làm vật nuôi chậm lớn, chậm phát triển. Ảnh hưởng tới kinh tế chăn nuôi của người nông dân.

Các nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh dinh dưỡng ở vật nuôi đó là:

  • Thiếu protein: Do lượng thức ăn cung cấp không đủ năng lượng và chất dinh dưỡng. Tình trạng ảnh hưởng tới phát triển của vật nuôi. Đối với lợn thì châm lớn, chậm hoặc không động dục.
  • Thiếu chất béo: thường gặp ở heo nái do thiếu thành phần trong khẩu phần thức ăn cho lợn. Ảnh hưởng tới sự rụng lông, viêm da ở lợn.
  • Thiếu canxi và khoáng chất vitamin: Tình trạng này thường gặp ở heo đang phát triển, heo thịt. Ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển của đàn heo. Heo bị chậm lớn, đề kháng kém và xương yếu dễ gãy.

Bài dưới đây sẽ tập trung vào tình trạng lợn bị còi xương suy dinh dưỡng do thiếu can xi. Đây là tình trạng phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đàn lợn của bà con.

Bệnh còi xương, suy dinh dưỡng ở lợn

Bệnh còi xương suy dinh dưỡng ở lợn là một bệnh trong nhóm bệnh dinh dưỡng ở vật nuôi. Bệnh còi xương là bệnh xảy ra ở lợn còn nhỏ do rối loạn chuyển hóa canxi, photpho và vitamin D. Thiếu canxi và photpho dẫn đến không tạo và duy trì xương chắc khỏe.

Bệnh thường xảy ra vào mùa đông và trong những điều kiện chăn nuôi kém. Hoặc do cung cấp thức ăn cho lợn không đầy đủ thành phần dinh dưỡng.

Nguyên nhân chính gây lợn bị còi xương

Lợn bị suy dinh dưỡng, còi xương do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là những nguyên nhân chính bà con có thể gặp:

  • Thiếu canxi, phốt pho và vitamin D trong thức ăn (hoặc sữa) hoặc mất cân đối tỷ lệ Ca / P trong khẩu phần.
  • Chuồng nuôi heo thiếu ánh sáng mặt trời. Dẫn tới ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp Vitamin D
  • Lợn mắc bệnh đường ruột lâu ngày giảm khả năng hấp thụ khoáng
  • Suy tuyến cận giáp ở lợn làm mất cân bằng tỷ lệ canxi và photpho trong máu.

Đối với lợn nái

Tình trạng suy dinh dưỡng ở lợn nái sẽ ảnh hường trực tiếp tới đàn lợn con. Ảnh hưởng tới chất lượng sữa tiết ra. Dẫn tới ảnh hưởng phát triển ban đầu của lợn con. Bệnh suy dinh dưỡng do thiếu can xi ở lợn nái thường do các nguyên nhân chính sau đây:

  • Chế độ ăn uống không phù hợp.
  • Tiết nhiều sữa.
  • Ăn ít thức ăn trong thời kỳ cho con bú.
  • Giống vật nuôi.
  • Thiếu vitamin D3.
  • Ít canxi trong chế độ ăn uống.

Biểu hiện của lợn bị còi xương , suy dinh dưỡng

Biểu hiện ở lợn con và lợn thịt

Heo con thường bị còi xương bẩm sinh khi sinh ra có biểu hiện xương mặt to ra, vòm miệng cứng, chân phù nề, không khuỵu được, heo bị ốm.

Bệnh còi xương suy dinh dưỡng ở lợn giai đoạn về sau thường phát triển chậm. Các dấu hiệu ban đầu như chán ăn, khó tiêu , thiếu năng lượng, ngại đứng và vận động, và dị tật khớp.

Với sự phát triển ngày càng nặng của bệnh do thiếu can xi lâu ngày như các khớp bị sưng và dày. Đau khi sờ, khập khiễng và biến dạng xương

Tình trạng suy dinh dưỡng ở lợn thường tiến triển qua 3 giai đoạn:Giai đoạn đầu: Lợn thường có biểu hiện kém vận động, tiêu hóa kém, thích nằm, đau các khớp.

Trong giai đoạn tiến triển: Lợn có thể ăn thức ăn không bình thường, liếm vật bẩn, chậm phát triển răng, đôi khi co giật.

Ở giai đoạn cuối: các dấu hiệu có thể bao gồm xương biến dạng, sưng khớp, cẳng chân không khỏi. Xương chậu và xương lồng ngực hẹp. Xương ức nhô ra, yếu ớt. Và lợn có thể mắc các bệnh thứ phát khác. Ví dụ như bệnh viêm phổi ở lợn, viêm ruột,..

Biểu hiện ở lợn nái

Lợn nái đang cho heo con bú khi bị thiếu canxi có các biểu hiện dưới đây:

Nhẹ thì thiếu năng lượng, biếng ăn, nằm ngày càng ít. Heo nái đứng, đi lại yếu, khó khăn. Yếu đặc biệt ở chân sau. Quá trình ttrao đổi chất liên tục, thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở bình thường.

Nặng thì lợn nái có thể bị suy nhược, nhắm mắt và hôn mê, chán ăn. Lợn nái không thể nằm trên mặt đất, bắt buộc phải hỗ trợ, đứng khó, thân nhiệt thấp, thở sâu, tim đập chậm.

Do đó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chăm sóc lợn con. Lợn con chậm lớn do sữa kém chất lượng. Dễ bị đè dẫm chế do lợn mẹ yếu.

Chẩn đoán chính xác lợn bị còi xương suy dinh dưỡng do thiếu can xi

Ban đầu rất khó chẩn đoán bệnh do tình trạng nay diễn ra âm thầm trong thời gian dài. Nhưng ở giai đoạn biến dạng xương, bệnh rất dễ được phát hiện.

Để chẩn đoán chính xác lợn bị suy dinh dưỡng, thiếu can xi. Bà con trong quá trình chăn nuôi cần theo dõi tốc độ phát triển của đàn lợn. Theo dõi sát từng con lợn trong đàn.

Khi nhận thấy có tình trạng chậm lớn hơn so với các con lợn khác trong đàn. Hoặc có các biểu hiện như ở trên thì bà con cần nghĩ ngay tới tình trạng lợn bị còi xương, suy dinh dưỡng.

Khi lợn còi cọc, mắc nhiều bệnh bà con cần nghĩ tới lợn mắc bệnh phối hợp do suy dinh dưỡng. Đối với những tình trạng khó phân biệt, bà con cần liên hệ thú y. Để kịp thời phát hiện và xử lý tình trạng của đàn lợn. Tránh để lâu ảnh hưởng tới kinh tế chăn nuôi.

Cách khắc phục, chữa bệnh lợn còi xương suy dinh dưỡng

Bệnh tiến triển chậm, nếu phát hiện sớm và điều chỉnh khẩu phần ăn, cho lợn tắm nắng, bổ sung vitamin D thì có thể khỏi bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời lợn mắc bệnh ngày càng gầy mòn, khó chữa trị và có thể phát bệnh thứ phát khác. Dẫn tới tỷ lện tử vong cao.

Đối với lợn thịt

Cải thiện khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng. Bổ sung canxi, phốt pho và vitamin D. Cải thiện điều kiện vệ sinh chuồng trại. Tăng cường chiếu sáng chuồng trại.

Nếu có lợn bị liệt thì lót rơm, rạ, cỏ khô và thường xuyên lật úp để tránh viêm da, loét da ở lợn. Cùng với xoa bóp bộ phận liệt bằng dầu nóng.

Sử dụng thuốc

Đối với lợn bệnh nhẹ, dùng 3-4 ml canxi tĩnh mạch tiêm bắp một lần, cách ngày tiêm 3-5 lần, nếu tình trạng bệnh cải thiện có thể giảm liều lượng phù hợp. Để ngăn ngừa sự xuất hiện của nhiễm trùng về sau. Có thể sử dụng kháng sinh thích hợp để điều trị triệu chứng.

Trường hợp nặng có thể dùng thuốc kháng khuẩn, chống viêm tại chỗ để điều trị tại chỗ. Đối với lợn bệnh, có thể tiêm từ từ 150-200 ml canxi gluconat 10% vào tĩnh mạch tai. Ngày 1 lần, trong 3 đến 5 ngày.

Đối với lợn bị bệnh nặng, khi tiêm tĩnh mạch có thể tiêm bắp 3 đến 4 ml Vitin canxi. Cách ngày 3 đến 5 lần, có thể tăng giảm tùy từng con lợn. Để ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát, bà con có thể sử dụng thêm kháng sinh một cách thích hợp.

Các thuốc chứa canxi

Các thuốc chứa can xi để tiêm bà con có thể sử dụng một trong các chế phẩm sau. Như Canxi clorua 10%, Canxi gluconat 10%, canxi-cho, Polycan, Magie-Canxi-Cho, Polycan,. Liều lượng và hàm lượng phụ thuộc theo hướng nhãn trên bao bì sản phẩm.

Thuốc chứa vitamin D

Bổ sung vitamin D cho heo: ADE-MIX, VIT-ADE, hoặc B12-Buta Mg.Ca được sử dụng (liều lượng sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm)

Chăm sóc bổ sung

  • Dùng thuốc tăng trương lực cơ và kích thích thần kinh: Strychnine sulfate 0,1% cùng với vitamin B1, B12 tiêm bắp 1 lần / ngày. Liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn trên nhãn trên bao bì sản phẩm.
  • Tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.+ Dầu cá: Dầu cá dùng đường uống với liều lượng 5-10ml / con, ngày 1 lần.+ Vitamin D liều 5000-10000UI IM tiêm 1 lần / ngày.
  • Hỗ trợ, giảm đau khớp- Dung dịch glucoza 28% liều 150-300ml- Urotropin 10% 15-20ml- Natri salicylat 0,5 g tiêm tĩnh mạch chậm 2 ngày / lần

Lưu ý: -Không dùng Strychnine sulfate 0,1% liên tục quá 10 ngày

Nếu có điều kiện nên chiếu tia UV cho lợn bị suy dinh dưỡng do thiếu can xi. Hoặc chiếu bổ sung cho cả đàn lợn theo định kì.

Đối với lợn nái

Khi bệnh đã phát triển, việc điều trị chỉ có tác dụng tối thiểu. Mặc dù việc tiêm canxi phốt pho và vitamin D có thể hữu ích. Nếu lợn nái của bà con có vấn đề về dinh dưỡng thiếu can xi, có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Cho ăn một chế độ ăn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Ở giai đoạn cho con bú bổ sung thêm 14,5MJ DE / kg và 18% protein.

Kiểm tra mức canxi và phốt pho (tối thiểu 0,9% và 0,75%) trong thành phần thức ăn thường xuyên. Ở heo nái đẻ lứa đầu tiên, có thể cần nâng mức lên 1,2% và 1%.

Tiêm bổ sung thêm đến 100.000iu vitamin D3 trước khi đẻ 10 ngày.

Giữ các lứa đẻ từ 10 lợn con trở xuống. Giữ nuôi quá nhiều lợn con có thể ảnh hưởng tới suy dinh dưỡng ở lợn nái.

Bổ sung thêm canxi / phốt pho trong thức ăn trong thời kỳ cho con bú.

Sử dụng một chế độ ăn uống tốt cho con bú và cho ăn đến 21 ngày sau khi phối giống.

Sử dụng sàn chống trượt trong các chuồng đẻ. Tránh được tình trạng gãy xương do ngã ở những lợn nái đang còi xương thiếu canxi

Cai sữa cho những con lợn nái đẻ lứa đầu tiên và sử dụng lợn đực giống nhẹ trong lần phối giống tiếp theo.

Phòng ngừa

Cần kiểm tra thức ăn thường xuyên để đảm bảo hàm lượng canxi, phốt pho và vitamin D và trong khẩu phần. Đồng thời điều chỉnh hợp lý tỷ lệ dinh dưỡng trong thức ăn cho lợn.

Bà con có thể thường xuyên cho đàn lợn ăn thêm thức ăn đậu xanh. Đối với lợn nái ở giai đoạn cuối thai kỳ cần chú ý cung cấp nhiều canxi, photpho và vitamin D.

Đặc biệt cần bổ sung thêm các chế phẩm chứa canxi và cho ăn đầy đủ dinh dưỡng cho những đàn lợn nuôi nhốt trong trang trại thiếu ánh sáng. Cho đàn lợn tắm nắng định kì.

Trên đây là cách nhận biết khi lợn của bà con mắc bệnh còi xương suy dinh dưỡng, thiếu canxi. Bà con cần nhận biết sớm và khắc phục tình trạng kịp thời để đàn lợn phát triển khỏe mạnh, đem lại kinh tế cao.

Theo: Băng Giá

Lưu ý nhỏ: Nội dung trên website được tổng hợp từ nhiều nguồn tin khác nhau. Nếu có bất kỳ tranh chấp nội dung liên quan tới bản quyền, vui lòng gửi E-mail tới: vieclamchannuoi@gmail.com hoặc gọi: 0924.899.333. Chân thành cảm ơn!