Đến đầu tháng 6, bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn Nghệ An đã “hạ nhiệt”, hiện chỉ còn 53 ổ dịch, tại 13 huyện, thị.
Thời gian gần đây, bệnh dịch tả lợn châu Phi tại nhiều huyện trên địa bàn Nghệ An có chiều hướng “hạ nhiệt”, chỉ còn những điểm dịch nhỏ lẻ.
Các huyện Yên Thành, Thanh Chương và Diễn Châu từ tháng 3 đến đầu tháng 5 là những điểm “nóng” về bệnh dịch tả lợn châu Phi: Yên Thành với 22 xã, Thanh Chương trên 30 xã, Diễn Châu 18 xã công bố dịch tả lợn châu Phi.

Tuy nhiên, đến đầu tháng 6, cả 3 địa phương này đều “hạ nhiệt” về bệnh dịch tả lợn châu Phi: Huyện Yên Thành trong cuối tháng 5 đã có 15 xã công bố hết dịch; Huyện Thanh Chương công bố hết dịch trên địa bàn 12 xã; Huyện Diễn Châu công bố hết dịch tại 14 xã.
Số liệu của Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, đến ngày 5/6, bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh giảm hẳn so với cách đây 1 tháng.
Ông Ngô Đức Quỳnh – Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y nhận định, mặc dù bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh “hạ nhiệt” đáng kể, nhưng nguy cơ tái dịch cao, bởi hiện nay chưa có vắc-xin phòng dịch; chăn nuôi lợn chủ yếu vẫn là nông hộ, nhỏ lẻ, chưa áp dụng các giải pháp an toàn dịch bệnh, vệ sinh sát trùng còn hạn chế. Đặc biệt, công tác quản lý giết mổ, vận chuyển, chăn nuôi lợn tại nhiều địa phương còn hạn chế.
Xuân Hoàng
Nguồn: Báo Nghệ An
Lưu ý nhỏ: Nội dung trên website được tổng hợp từ nhiều nguồn tin khác nhau. Nếu có bất kỳ tranh chấp nội dung liên quan tới bản quyền, vui lòng gửi E-mail tới: vieclamchannuoi@gmail.com hoặc gọi: 0924.899.333. Chân thành cảm ơn!
- Thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam chỉ hơn 50.000 đồng/kg
- 9X làm giàu với trang trại chăn nuôi
- Ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay 2019-2022- (P2): Con giống và thức ăn
- Cuộc chiến Ukraina – Nga nguy cơ đẩy giá thức ăn chăn nuôi tăng cao trong năm 2022
- An toàn sinh học trong chăn nuôi là điều mà nhà nông cần hướng đến